NHỮNG VIỆC KẾ TOÁN CẦN LÀM TRƯỚC NGÀY 31/12

Nguyễn Phương Thảo
Đăng vào 18/12/2024
10 lượt xem

1. Công tác chuẩn bị kiểm kê tài sản 

1.1 Quy định pháp luật về kiểm kê tài sản 

Một trong những công việc kế toán bắt buộc và quan trọng phải thực hiện vào cuối kỳ kế toán năm là kiểm kê tài sản. Theo điều 40 của Luật kế toán số 88/2015/QH13 có đưa ra các quy định sau đây: 

  • Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
  • Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm.

(Tham khảo chi tiết thêm các trường hợp bắt buộc phải kiểm kê tài sản sản tại điều 40 của Luật kế toán số 88/2015/QH13).

  • Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
  • Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
  • Doanh nghiệp cần căn cứ cụ thể vào các tài sản hiện hữu để thực hiện kiểm kê các tài sản gồm:
    + Tiền mặt, vàng bạc, đá quý, …
    + Hàng tồn kho
    + Công cụ dụng cụ
    + Tài sản cố định hữu hình
    + Các tài sản khác (nếu có)
    1.2 Quy trình kiểm kê tài sản 

    Tùy vào tình hình thực tế các tài sản của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan cần xây dựng một bộ quy trình kiểm kê tài sản đầy đủ. Doanh nghiệp có thể tham khảo các bước kiểm kê tài sản sau đây:  

  • Bước 1: Công bố Quyết định kiểm kê tài sản cuối năm được phê duyệt bởi người có thẩm quyền
  • Bước 2: Tổ chức thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp
  • Bước 3: Hội đồng kiểm kê tài sản ban hành và công bố Kế hoạch kiểm kê chi tiết 
  • Bước 3: Thực hiện quy trình kiểm kê tài sản
  • Bước 4: Tập hợp số liệu và lập Biên bản kiểm kê tài sản
  • Bước 5: Hội đồng kiểm kê họp đánh giá sau kiểm kê 
  • Hội đồng kiểm kê tài sản đưa ra nhận xét, đánh giá chung về tình hình sử dụng, quản lý tài sản tại doanh nghiệp, cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục khi xảy ra sự chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và sổ sách kế toán, …

  • Bước 6: Hội đồng kiểm kê đưa ra đề xuất các giải pháp, kiến nghị (nếu có)
  • Bước 7: Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản
  • + Báo cáo với doanh nghiệp về kết quả kiểm kê

    + Gửi báo cáo kết quả chỉ đạo, điều hành của doanh nghiệp tới các bộ phận có liên quan

    Doanh nghiệp lưu ý sắp xếp lịch trình kiểm kê phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc chốt số liệu lập báo cáo tài chính. Quá trình kiểm kê cần lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, tài liệu và chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp. 

    Doanh nghiệp cần thực hiện rất nhiều công tác kiểm kê từ tài sản cố định, công cụ dụng cụ, hàng tồn kho,.. đến tiền mặt, tiền gửi,… và phải thực hiện một cách cẩn thận, chỉnh chu. Hiện nay, các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán VACOM ONLINE đã hỗ trợ thực hiện kiểm kê trực tiếp trên phần mềm. Sau khi thực hiện hoạt động thành lập hội đồng kiểm kê, lập kế hoạch kiểm kê, kế toán có thể tiến hành kiểm kê trên phần mềm sau đó tiến hành thực hiện kiểm kê theo các bước như nêu trên. Ví dụ demo kiểm kê kho trên phần mềm kế toán VACOM Online


    ảnh vacom

    3 Xác nhận, lập biên bản đối chiếu công nợ:
    Kế toán, doanh nghiệp cần lập Biên bản đối chiếu công nợ với số dư được trình bày trên báo cáo tài chính tại thời điểm cuối năm, để đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các khoản công nợ.
    4. Báo cáo tài chính

    - Kiểm tra lại số liệu để lập báo cáo tài chính.

    - Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền đúng hạn theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC
    5. Trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng:

    Trích lập dự phòng cho mục đích kế toán: Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Trích lập dự phòng cho mục đích tính thuế TNDN: Thực hiện theo Thông tư 48/2019/TT-BTC (Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp).

    Trong đó, đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng theo Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:

    + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm

    + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

    + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

    + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

    Hạch toán kế toán trích lập: Nợ TK 642 và Có TK 229

    Hồ sơ trích lập dự phòng phải tuân thủ Thông tư 48/2019/TT-BTC để đảm bảo các chi phí này là chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
    6. Trích trước các khoản chi phí phải trả

    Căn cứ tại Điều 54 (hướng dẫn tài khoản 335- chi phí phải trả) Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn thì:

    Kế toán phải phân biệt các khoản chi phí phải trả (hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích) với các khoản dự phòng phải trả được phản ánh trên tài khoản 352 để ghi nhận và trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với bản chất của từng khoản mục, cụ thể:

    - Các khoản dự phòng phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể; Các khoản chi phí phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán;

    - Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả (ví dụ khoản chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng); Các khoản chi phí phải trả xác định được chắc chắn số sẽ phải trả;
    7. Rà soát lại các công việc liên quan đến thuế trong năm

    7.1 Lưu ý về chính sách giảm thuế GTGT:

    Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc Hội), việc giảm thuế suất thuế GTGT (Từ 10% xuống 8%) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

    Hiện tại, Bộ Tài chính đã xây dựng Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2024

    Tại thời điểm 31/12/2023 kế toán, doanh nghiệp cần phải lưu ý cập nhật và theo dõi các quy định (thay thế) nếu có liên quan đến việc giảm thuế GTGT này để đảm bảo tuân thủ các chính sách pháp luật về thuế.

    7.2 Lưu ý về đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc của nhân viên:

    - Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để xin giảm trừ gia cảnh đã có nhiều thay đổi theo Thông tư 79/2022/TT-BTC. Thông tư này đã sửa đổi điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

    - Đối với trường hợp các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định thì được đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, bao gồm:

    - Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

    - Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

    - Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

    - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

    7.3 Thuế phải nộp:

    - Kê khai nộp lệ phí môn bài

    - Khấu trừ thuế TNCN: Lũy tiến, toàn phần. Lưu ý đặc biệt đối với các nhân không cư trú..

    - Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN

    - Hạch toán đầy đủ các khoản truy thu, phạt thuế

    - Đối chiếu số liệu phát sinh tờ khai và hạch toán

    - Loại trừ chi phí không hợp lý, hợp lệ (nhập vào mục B4 tờ khai quyết toán)

    - Tạm nộp thuế đối với hoạt động BĐS, xây lắp vãng lai

    -Trường hợp phải khấu trừ 10% thuế TNCN (nếu có)

    7.4 Lưu ý về mẫu cam kết 08/CK-TNCN:

    Thời điểm ký cam kết là thời điểm chi trả chứ không phải là cuối năm làm cho cả năm và ghi ngày ký là cuối năm.

    - Trên Báo cáo tài chính, các khoản dự phòng phải trả được trình bày tách biệt với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác trong khi chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác.

    - Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.

     

Tags:

Hãy để VACOM giúp bạn

Giải pháp phần mềm phù hợp nhât cho doanh nghiệp của bạn